Ăn nho như thế nào để không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe? 

Ăn nho như thế nào để không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe? 

Ăn nho như thế nào để không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe? 

Ăn nho như thế nào để không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe? 

Ăn nho như thế nào để không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe? 
Ăn nho như thế nào để không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe? 
MENU
Ăn nho như thế nào để không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe? 

Ăn nho như thế nào để không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe? 

Nho là loại trái cây giàu vitamin, chất chống oxy hóa và rất nhiều những vi chất có lợi khác cho cơ thể. Mặc dù có hàm lượng dinh dưỡng vượt trội nhưng không ai ai ăn nho cũng tốt và không phải cứ ăn nhiều nho là sẽ có lợi. Trong bài viết này,Green Space sẽ chia sẻ với các bạn những lưu ý cần nhớ khi ăn nho sao cho có lợi nhất cho sức khỏe.

Người bị bệnh tiêu chảy không nên ăn nho

Trong nho có chứa hàm lượng chất xơ cao. Với người khỏe mạnh, lượng chất xơ này vô cùng có lợi cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là đối với các bạn muốn giảm cân. Tuy nhiên, với những người hệ tiêu hóa gặp vấn đề, đặc biệt là người bị tiêu chảy thì không nên ăn nho vì sẽ khiến hệ tiêu hóa càng gặp vấn đề nặng hơn vì phải cố gắng để đào thải chất xơ ra ngoài.

 

Người bị bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng không nên ăn nho

Trong nho có chứa nhiều vitamin C (khoảng 23-66 mg vitamin C/ 125 ml nước cốt nho tươi). Vitamin C không tốt cho các vết viêm loét dạ dày. Vì vậy, những người bị bệnh viêm loét dạ dày không nên ăn quá nhiều nho hoặc chỉ nên ăn nho khi bụng không đói. 

 

Người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn nho

Trong nho có chứa 2 loại đường glucose và fructose (10-12g đường/ 100g thịt nho). Đây đều là 2 loại đường dễ hấp thụ. Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều nho hoặc nên ăn khi có chỉ dẫn từ bác sĩ để không khiến lượng đường trong máu tăng cao khiến bệnh thêm nghiêm trọng.

Người đang dùng thuốc hạ huyết áp không nên ăn nho

Trong nho có thành phần làm chậm hoặc gây ức chế quá trình chuyển hóa thuốc do thành phần thuốc tương tác với kali trong nho. Vì vậy, đối với bệnh nhân bị cao huyết áp đang sử dụng thuốc hạ áp thì không nên ăn nhiều nho. 

Ngoài ra, với bệnh nhân mắc bệnh đau răng cũng không nên ăn nho vì sẽ khiến bệnh nặng hơn. Người bị tăng huyết áp, bệnh nhân sau phẫu thuật ghép thận, tim, giác mạc không nên ăn nho đỏ. 

 

Những thực phẩm không nên ăn kèm với nho

Để tránh bị đau bụng hoặc gặp vấn đề về tiêu hóa, chúng ta không nên ăn nho kèm với các thực phẩm như: sữa chua, sữa, củ cải trắng, bia, dưa, cá hay hải sản, ... 

Trên đây là những lưu ý cần nhớ khi ăn nho mà Thế Giới Nông Sản muốn chia sẻ cùng các bạn. Ngoài ra, các bạn cần nhớ phải lựa chọn được nho tươi ngon, chuẩn nguồn gốc xuất xứ, không bị nhiễm hóa chất thì mới đảm bảo sức khỏe cho bạn và cả gia đình

Quan trọng nhất khi ăn nho 

Bạn phải tìm những địa điểm mua nho uy tín chất lượng nhất. Tránh mua những loại nho trôi nổi ngoài thị trường không có giấy tờ chứng nhận an toàn thực phẩm. Sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 


351 Lượt xem
Bài viết khác
Về đầu trang
Gọi điện SMS Chỉ đường