SỰ KHÁC NHAU GIỮA NÔNG SẢN SẠCH VÀ NÔNG SẢN HỮU CƠ

SỰ KHÁC NHAU GIỮA NÔNG SẢN SẠCH VÀ NÔNG SẢN HỮU CƠ

SỰ KHÁC NHAU GIỮA NÔNG SẢN SẠCH VÀ NÔNG SẢN HỮU CƠ

SỰ KHÁC NHAU GIỮA NÔNG SẢN SẠCH VÀ NÔNG SẢN HỮU CƠ

MANG TAY HUU CO CHUAN MY
MANGTAY HUU CO CHUAN MY USDA
MENU
SỰ KHÁC NHAU GIỮA NÔNG SẢN SẠCH VÀ NÔNG SẢN HỮU CƠ
Xuất xứ:

Lượt xem:

371

Giá:

Liên hệ

Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng nông sản sạch và nông sản hữu cơ nhờ chất lượng đảm bảo các tiêu chuẩn của thực phẩm sạch, tuy nhiên, lại ít ai hiểu và phân biệt được sự khác nhau giữa 2 nhóm sản phẩm này.

Số lượng

- +

Thanh toán: Liên hệ

  • Thông tin sản phẩm
  • Bình luận

 

SỰ KHÁC NHAU GIỮA NÔNG SẢN SẠCH VÀ NÔNG SẢN HỮU CƠ

 

Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng nông sản sạch và nông sản hữu cơ nhờ chất lượng đảm bảo các tiêu chuẩn của thực phẩm sạch, tuy nhiên, lại ít ai hiểu và phân biệt được sự khác nhau giữa 2 nhóm sản phẩm này.

Ở bài viết này, GreenSpace Store đưa nông sản hữu cơ và nông sản sạch lên bàn cân để cùng bà con phân biệt rõ hơn về 02 định nghĩa này.

 

 

Phân biệt nông sản hữu cơ và nông sản sạch

Tiêu chí so sánh

Nông sản hữu cơ

Nông sản sạch

Định nghĩa

Nông sản không được phép sử dụng các hóa chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc trừ sâu tổng hợp

Nông sản sử dụng các phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu trong mức cho phép

Chất lượng

- Nông sản được thu từ nguồn sản xuất không sử dụng hóa chất. Ngoài ra, chúng được nuôi trồng và sản xuất trong hệ sinh thái đảm bảo, không được gần các nhà máy công nghiệp hay quốc lộ, ở vùng đất nền và nguồn nước có dư lượng kim loại, chất độc tự nhiên thấp. Nguồn nước tưới và chăn nuôi phải là nước giếng sạch, không phải nước sông

 

Vd: Thịt bò hữu cơ bắt buộc phải lấy từ động vật nuôi trong điều kiện thức ăn tiêu chuẩn, hoàn toàn tự nhiên.

- Sản phẩm được tiêu thụ ngoài thị trường có dư lượng hóa chất dưới mức tiêu chuẩn cho phép, không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Vì thế, chúng vẫn thuộc nhóm thực phẩm sạch, an toàn

 

- Quá trình làm ra nông sản sạch không gây ô nhiễm môi trường



 

Vd: Thịt bò sạch có thể bò được nuôi từ nhiều nguồn thức ăn khác nhau, không bắt buộc thức ăn từ tự nhiên.

Lợi ích

Hàm lượng: 

- Không có thuốc trừ sâu tổng hợp, hàm lượng thuốc trừ sâu có nguồn gốc tự nhiên thấp, không sử dụng hóa chất biến đổi gen (GMO-free). Do vậy hàm lượng dinh dưỡng cao hơn

- Quy trình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ và tiêu thụ thân thiện với môi trường

- Giá thành cao do quy trình sản xuất an toàn và tốn nhiều chi phí chăm sóc

Hàm lượng:

- Hàm lượng “đầu vào” như thuốc trừ sâu, bảo quản vẫn trong ngưỡng an toàn, không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng

 

- Quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế VietGAP và GlobalGAP

- Giá thành thấp hơn nông sản hữu cơ

Hạn chế

- Nông sản tươi hơn nhưng dễ hỏng do không có thuốc bảo quản.

- Giá thành cao hơn so với các nông sản thông thường khác

- Sản phẩm khó chứng minh chất lượng đối với niềm tin từ người tiêu dùng ở thị trường nội địa.

- Chính sách về nông sản sạch còn hạn chế

Tổ chức chứng nhận

- Chứng nhận hữu cơ USDA của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban Hữu cơ Quốc gia (USDA), chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt nhất bởi đây là tiêu chuẩn thực phẩm thực sự 

 

- Chứng nhận EU Organic Farming: Chứng nhận hữu cơ EU Organic Farming của Liên minh Châu Âu

 

- Chứng nhận JAS: Chứng nhận hữu cơ JAS của Nhật

- Chứng nhận PGS: Chứng nhận PGS được cấp cho các đơn vị và tổ chức sản xuất theo quy trình PGS do bộ NN&PTNT ban hành

Tiêu chuẩn VietGAP: Bộ nguyên tắc, trình tự, thủ tục nhằm hướng dẫn nhà sản xuất cung cấp nông sản nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc

 

Tiêu chuẩn GlobalGAP: Tiêu chuẩn “Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu”

 

 

Cái khó của người sản xuất nông sản hữu cơ

Hiện nay, khâu quản lý của các cơ quan nhà nước nhằm ngăn chặn thực phẩm bẩn và khuyến khích thực phẩm sạch còn nhiều hạn chế. Đồng thời, quy mô sản xuất nhiều doanh nghiệp còn nhỏ, chưa chứng minh được với thị trường về sản phẩm, khâu sản xuất trong bà con nông dân cũng còn nhiều vướng mắc. Bà con nhà nông gặp nhiều khó khăn về vấn đề kỹ thuật trong quá trình sản xuất bởi chưa được tiếp cận nhiều và học cách sử dụng các loại máy móc, công nghệ kỹ thuật tiên tiến. Quá trình đào tạo, tư vấn để việc sản xuất đạt tiêu chuẩn lại không đồng đều đối với vùng sâu, vùng xa so với vùng đồng bằng.

 

Ngoài ra, vấn đề tiếp cận tài chính của bà con khi bắt tay vào sản xuất nguồn tài nguyên có hạn; trong khi để làm mô hình sản xuất hữu cơ đúng và chuẩn lại tốn kém.

 

 

 

Vậy đâu là hướng sản xuất phù hợp cho nhà nông?

Về sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam vẫn khuyến khích phát triển theo loại hình sản xuất này. Hiện đã có một số trang trại đang sản xuất theo hướng này, và có khởi đầu tốt. Tuy nhiên, nước ta chưa có một hệ thống kiểm tra đánh giá chặt chẽ nên không ít cửa hàng thu mua nông sản thông thường rồi cho vào bao bì cũng gọi là sản phẩm hữu cơ khó phân biệt.

Nông nghiệp sạch đạt tiêu chuẩn VietGAP hay GlobalGAP ở Việt Nam đã có nhiều mô hình mẫu mà bà con đã làm quen, chỉ cần có tổ chức và giải quyết đầu ra ổn định thì khả năng mở rộng nhanh chóng và mạnh mẽ.

Trong khi đó sản xuất thực phẩm sạch theo tiêu chuẩn GAP vẫn cho phép sử dụng phân bón hóa học là nhân tố quan trọng làm tăng năng suất để có sản lượng nhiều hơn, đáp ứng được nhu cầu dân số ngày một tăng cao mà diện tích đất canh tác ngày một thu hẹp.

Vì vậy, sản xuất theo hướng tăng cường phân bón hữu cơ, giảm thiểu lượng đạm và quản lý sâu bệnh theo hướng hữu cơ sinh học sẽ là bước đi chủ yếu trong sản xuất đối với nhà nông.

Bài viết khác

 

Sản phẩm cùng loại
Về đầu trang
Gọi điện SMS Chỉ đường