RAU HỮU CƠ LÀ GÌ ?

RAU HỮU CƠ LÀ GÌ ?

RAU HỮU CƠ LÀ GÌ ?

RAU HỮU CƠ LÀ GÌ ?

RAU HỮU CƠ LÀ GÌ ?
RAU HỮU CƠ LÀ GÌ ?
MENU
RAU HỮU CƠ LÀ GÌ ?
Xuất xứ:

Lượt xem:

317

Giá:

Liên hệ

Rau hữu cơ là sản phẩm của nông nghiệp hữu cơ, được canh tác trong môi trường tự nhiên và hoàn toàn không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay phân bón hóa học. Ngoài ra, để được cấp giấy chứng nhận thực phẩm hữu cơ, nhà sản xuất còn phải thông quy trình kiểm duyệt nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn riêng của mỗi quốc gia. Các loại chứng nhận hữu cơ phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam là chứng nhận USDA, EU Organic Farming, JAS và PGS.

Số lượng

- +

Thanh toán: Liên hệ

  • Thông tin sản phẩm
  • Bình luận

RAU HỮU CƠ LÀ GÌ?

Cơn sốt rau sạch, rau hữu cơ vẫn không hạ nhiệt trong những năm gần đây. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nông sản sạch của người dân, rất nhiều thương hiệu rau sạch, rau hữu cơ đã ra đời, nhưng không phải loại nào cũng đạt tiêu chuẩn. 

 

Bài viết này sẽ giới thiệu cho quý vị rau hữu cơ là gì, làm thế nào để nhận biết được đâu là rau sạch (rau an toàn) và rau hữu cơ, những khác biệt tiêu biểu giữa hai loại rau này, cũng như lý do vì sao rau hữu cơ được người tiêu dùng “săn đón” và bán với giá cao hơn nhiều lần so với các loại rau thông thường.

 

Rau hữu cơ là sản phẩm của nông nghiệp hữu cơ, được canh tác trong môi trường tự nhiên và hoàn toàn không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay phân bón hóa học. Ngoài ra, để được cấp giấy chứng nhận thực phẩm hữu cơ, nhà sản xuất còn phải thông quy trình kiểm duyệt nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn riêng của mỗi quốc gia. Các loại chứng nhận hữu cơ phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam là chứng nhận USDA, EU Organic Farming, JAS và PGS.

Rau hữu cơ được mệnh danh là loại rau sạch, có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Loại rau này được trồng trong môi trường tự nhiên, chỉ bón phân hữu cơ, hoàn toàn không sử dụng hóa chất hoặc thuốc kích thích nên có thời gian sinh trưởng lâu hơn cây trồng bình thường. Nhờ thế nên rau hữu cơ tích lũy được nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin hơn rau thông thường. 

 

 

 

Rau hữu cơ, rau sạch và rau an toàn có phải là một?

Rau hữu cơ, rau sạch và rau an toàn thường bị nhầm lẫn với nhau. Trên thực tế, rau sạch và rau an toàn đều dùng để chỉ loại rau được canh tác theo đúng quy trình trồng trọt an toàn, vẫn có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích và phân bón hóa học nhưng được hạn chế tối đa để giảm thiểu lượng độc tố gây hại cho sức khỏe con người như nitrat, kim loại nặng, hóa chất, vi sinh vật gây bệnh, v.v. Không chỉ vậy, nhà nông còn phải đảm bảo rau được trồng trên đất sạch, tưới nước sạch, sử dụng phân bón và các hóa chất ở hạn mức cho phép, đảm bảo giống cây trồng khỏe, chất lượng, không bị sâu bệnh.

 

Tiêu chí Rau hữu cơ Rau sạch/ Rau an toàn
- Thuốc trừ sâu
- Thuốc diệt cỏ
- Nấm hóa học
- Phân hóa học
- Giống biến đổi gen (GMO)
- Thuốc kích thích tăng trưởng
Hoàn toàn không sử dụng. Sử dụng ở hạn mức cho phép, vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Hình dáng bên ngoài Do không sử dụng chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo vệ thực vật nên rau hữu cơ thường phát triển không đồng đều, thân, lá không bóng mượt, màu sắc ít bắt mắt. Hình dáng đẹp hơn rau hữu cơ: Thân, lá phát triển đồng đều, màu đậm, bóng mượt,
Mùi vị Đậm đà, tươi ngon. Không đậm đà, tươi ngon bằng rau hữu cơ.
Hàm lượng dinh dưỡng Có thời gian sinh trưởng lâu hơn nên tích lũy được nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người. Giá trị dinh dưỡng khá cao nhưng không bằng rau hữu cơ.
Giá thành Thường có giá đắt nhất trong tất cả các loại rau. Loại rau hữu cơ có giá thấp nhất cũng khoảng 70.000 - 80.000 đ/kg. Tương đối rẻ hơn rau hữu cơ, giá thành giao động tùy loại.

 

Để sản xuất rau sạch, nhà nông có thể tuân thủ theo các tiêu chí được quy định trong bộ tiêu chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP. Còn với rau hữu cơ, nhà nông có thể áp dụng tiêu chuẩn organic USDA, EU Organic Farming, JAS hoặc PGS.

 

Vì sao rau hữu cơ được bán với giá cao?

Nhờ chất lượng tươi ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao, rau hữu cơ thường được bán với giá cao gấp 2-3 lần so với các loại rau thông thường. Tuy giá cao, nhưng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm hữu cơ của người dân vẫn không “hạ nhiệt”, nguyên nhân chính là do quy trình trồng trọt, chăm sóc, bảo quản rau hữu cơ rất phức tạp nên nguồn cung khó tăng mạnh. Không chỉ vậy, những năm gần đây xuất hiện rất nhiều câu chuyện thực phẩm bẩn, mất vệ sinh khiến người tiêu dùng hoang mang về chất lượng nông sản được dán mác “rau sạch”. Báo cáo logistic 2019 của Bộ Công Thương Việt Nam phần nào phản ánh được nỗi lo âu này, khi 83,8% người được khảo sát cho rằng thực phẩm hiện nay không đảm bảo vệ sinh an toàn.

 

Riêng với trường hợp rau hữu cơ, người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm vì quy trình kiểm duyệt và cấp chứng nhận hữu cơ vô cùng nghiêm ngặt, đảm bảo nông sản đóng tem “hữu cơ” đều đạt chất lượng tốt nhất. Những bộ tiêu chuẩn hữu cơ phổ biến hiện nay như chứng nhận USDA của Mỹ, EU Organic Farming của châu Âu, JAS của Nhật Bản hay hệ thống chứng nhận hữu cơ toàn cầu PGS đều là những chứng chỉ vô cùng uy tín, tấm vé bảo đảm cho đầu ra của nông sản hữu cơ hiện nay. Nếu nông sản được cấp các chứng chỉ trên, nhà nông có thể an tâm về thị trường tiêu thụ trong nước và thậm chí xuất khẩu sang thị trường quốc tế.

 

 

Bài viết khác

 

 

Sản phẩm cùng loại
Về đầu trang
Gọi điện SMS Chỉ đường