CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG CANH TÁC NÔNG TRẠI HỮU CƠ

CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG CANH TÁC NÔNG TRẠI HỮU CƠ

CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG CANH TÁC NÔNG TRẠI HỮU CƠ

CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG CANH TÁC NÔNG TRẠI HỮU CƠ

CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG CANH TÁC NÔNG TRẠI HỮU CƠ
CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG CANH TÁC NÔNG TRẠI HỮU CƠ
MENU
CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG CANH TÁC NÔNG TRẠI HỮU CƠ
Xuất xứ:

Lượt xem:

360

Giá:

Liên hệ

Lý do nông nghiệp hữu cơ vẫn chưa phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam, là vì hạn chế trong các biện pháp bảo vệ thực vật khỏi sâu bệnh và côn trùng gây hại. Để sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nhà nông phải tuân thủ theo quy định nghiêm ngặt, không được phép sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa chất và các sinh vật biến đổi gen, đồng thời đáp ứng được yêu cầu về chất lượng nông sản sạch. Tuy khó sản xuất nhưng rau hữu cơ có nhu cầu tiêu thụ lớn, và giá bán luôn cao gấp 2-3 lần nông sản thường.

Số lượng

- +

Thanh toán: Liên hệ

  • Thông tin sản phẩm
  • Bình luận

 

CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG CANH TÁC NÔNG TRẠI HỮU CƠ

Lý do nông nghiệp hữu cơ vẫn chưa phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam, là vì hạn chế trong các biện pháp bảo vệ thực vật khỏi sâu bệnh và côn trùng gây hại. Để sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nhà nông phải tuân thủ theo quy định nghiêm ngặt, không được phép sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa chất và các sinh vật biến đổi gen, đồng thời đáp ứng được yêu cầu về chất lượng nông sản sạch. Tuy khó sản xuất nhưng rau hữu cơ có nhu cầu tiêu thụ lớn, và giá bán luôn cao gấp 2-3 lần nông sản thường.

Trong bài viết này, GreenSpace Store sẽ giới thiệu đến quý nhà nông 8 phương thức bảo vệ thực vật hiệu quả với nông nghiệp hữu cơ, bao gồm 6 biện pháp phòng chống và 2 biện pháp bảo vệ trực tiếp:


1. Biện pháp phòng ngừa để bảo vệ thực vật

1.1. Áp dụng xen canh

Xen canh là biện pháp trồng đan xen hai loại thực vật trở lên trên cùng một diện tích trồng trọt nhằm đảm bảo đa dạng thực vật. Điều này hỗ trợ các loại côn trùng và vi sinh vật có ích phát triển tốt, ức chế hoạt động của sâu bệnh gây hại. Áp dụng xen canh hợp lý sẽ giúp tận dụng hiệu quả các nguồn lợi tự nhiên và cho sản lượng thu hoạch cao hơn hệ thống cây trồng độc canh.

 

Xen canh cây ăn quả nông nghiệp hữu cơ

Mô hình cây ăn quả xen canh thâm vụ ở Yên Sơn

 

Các nguyên tắc xen canh bao gồm:

  • Không trồng xen canh cây cùng họ
  • Không trồng những loại cây tương đồng cạnh nhau
  • Trồng xen cây có bộ rễ nông với cây có bộ rễ sâu, cây ưa sáng với cây ưa bóng râm. Ví dụ: Trồng xen ngô, đậu và bí đỏ; ngô mọc lên cao đón ánh sáng, cây đậu bám vào thân ngô, còn bí đỏ sẽ che phủ mặt đất và hấp thụ ánh sáng xuyên qua tán cây ngô, giúp hạn chế cỏ dại.
  • Trồng xen hỗn hợp, hay còn gọi là đa canh (trồng nhiều loại cây trên cùng một luống, có thể trộn lẫn hạt với nhau rồi gieo trồng)
  • Kết hợp cây sinh trưởng nhanh với cây sinh trưởng chậm để có thể thu hoạch xen kẽ
  • Áp dụng phương pháp gối vụ (trồng tiếp cây khác trên thửa ruộng chuẩn bị thu hoạch)
  • Kết hợp các cây trồng có thể hỗ trợ nhau về mặt dinh dưỡng. Ví dụ: Sau khi thu hoạch chuối thì trồng tiếp xà lách, trong thân chuối có nhiều kali sẽ giúp xà lách giòn và thơm ngon hơn; húng quế trồng xen với cà chua vừa giúp đuổi côn trùng, vừa giúp cà chua có hương vị đặc biệt.

1.2. Áp dụng luân canh

Luân canh là sự thay đổi luân phiên các nhóm cây trồng theo từng chu kỳ nhất định trên cùng một diện tích trồng trọt nhằm đảm bảo đa dạng thực vật. Đây là một biện pháp rất quan trọng bởi vì nó là trung tâm của các kỹ thuật canh tác nông nghiệp khác. Nhà nông cần nắm rõ trình tự luân phiên cây trồng để thiết kế kỹ thuật canh tác (bón phân, thủy lợi, tưới tiêu, làm đất, diệt cỏ, v.v.) sao cho phù hợp nhất với từng giai đoạn trong chu kỳ luân canh. 

Biện pháp luân canh đem lại những lợi ích sau:

  • Phòng trừ một vài loại sâu bệnh và cỏ dại gây hại đến cây trồng
  • Điều hòa dinh dưỡng trong môi trường đất và nước
  • Cải tạo và bảo vệ đất, chống xói mòn
  • Điều tiết hoạt động của hệ vi sinh vật trong đất
  • Giúp cây trồng cho năng suất cao hơn
  • Cân đối nguồn lao động và vật tư nông nghiệp được sử dụng

1.3. Chọn giống chống chịu sâu bệnh

Đây là biện pháp bảo vệ thực vật phổ biến trong nông nghiệp hữu cơ, sử dụng giống cây trồng có gen chống sâu bệnh hoặc sức đề kháng cao nhằm hạn chế sự lây lan của dịch hại. 

Trên thực tế, không có giống cây nào có thể cùng lúc kháng lại nhiều loại sâu bệnh. Một số cây trồng không có giống kháng sâu bệnh, một số chỉ kháng được vài loại sâu bệnh nhất định. Điển hình như giống lúa CR203 kháng rầy nâu nhưng lại dễ mắc bệnh khô vằn, rầy lưng trắng; hoặc giống lúa Tám thơm kháng bạc lá nhưng lại nhiễm bệnh khô vằn, sâu đục thân. Vì vậy, ngoại trừ chọn giống tốt, nhà nông cần phải kết hợp với các biện pháp khác để chăm sóc cây trồng hiệu quả nhất.

 

Chọn giống kháng sâu bệnh trong nông nghiệp hữu cơ

Giống lúa CR203 có đặc tính kháng rầy nâu

 

Các ưu điểm của biện pháp chọn giống trong nông nghiệp hữu cơ là:

  • Chi phí tương đối thấp
  • Không gây ô nhiễm môi trường
  • Dễ dàng kết hợp với các biện pháp bảo vệ thực vật khác
  • Luôn có hiệu quả bất kể mật độ dịch hại nhiều hay ít
  • Không chịu ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết
  • Không đòi hỏi kỹ thuật hoặc kiến thức chuyên môn sâu

Tuy nhiên, biện pháp này vẫn có những nhược điểm là:

  • Tốn nhiều thời gian để nghiên cứu, lai tạo giống chống chịu tốt
  • Phát sinh ra những chủng dịch hại mới

1.4. Kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ

Đây là biện pháp bảo vệ thực vật thường được sử dụng trong nhà màng/ nhà kính. Để cây trồng sinh trưởng khỏe mạnh, nhà nông cần đảm bảo cây được chăm sóc trong môi trường vi khí hậu (microclimate) với điều kiện sống thích hợp nhất. Nếu độ ẩm và nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ khiến cho cây bị stress, dẫn đến sức đề kháng yếu, dễ bị sâu bệnh tấn công. Cây trồng trong môi trường được kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ phù hợp sẽ cho năng suất cao, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt, và cho ra sản phẩm tươi ngon hơn.

 

Nhà kính trồng rau hữu cơ có cơ chế kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ hiệu quả

 

Để kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ hiệu quả, nhà nông cần lưu ý:

  • Duy trì nhất quán: Duy trì độ ẩm và nhiệt độ nhất quán trong nhà kính, thay đổi thường xuyên sẽ khiến cây bị stress.
  • Thoát hơi nước: Kiểm soát tốc độ thoát hơi nước của cây và đất để giữ độ ẩm ở mức tối ưu.
  • Đọng sương: Nếu kiểm soát độ ẩm không tốt sẽ hình thành đọng sương trên lá cây, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại bệnh và nấm mốc phát triển.
  • Tác nhân bên ngoài: Luôn theo dõi sát sao để phát hiện và loại bỏ các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng xấu tới cây trồng, tạo môi trường sinh trưởng ổn định.
  • Tương quan giữa độ ẩm và nhiệt độ: Nhiệt độ và độ ẩm sẽ luôn có những ảnh hưởng nhất định tới nhau. Nhà nông cần thử nghiệm để tìm ra mức phù hợp nhất cho cây trồng.

1.5. Sử dụng phân bón hữu cơ

Phân hữu cơ là các hợp chất hữu cơ được sử dụng trong nông nghiệp sạch để gia tăng độ tơi xốp, phì nhiêu cho đất, giúp cân bằng các thành phần của đất và cung cấp thêm các dưỡng chất đa - trung - vi lượng. Phân hữu cơ thường được xử lý từ phân gia súc, xác thực vật, hoa màu, cỏ dại, than bùn hoặc một số chất thải sinh hoạt khác. Tuy nguồn gốc của phân hữu cơ rất đa dạng nhưng có thể chia làm 5 nhóm chính: phân có nguồn gốc từ động vật, thực vật, vi sinh vật, sinh vật biển và hỗn hợp.

 

 

Mỗi loại phân bón hữu cơ sở hữu ưu điểm nổi trội riêng và đem lại hiệu quả nhất định, tuy nhiên, hầu hết đều có lợi ích chung là: 

  • Cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp tăng sức đề kháng cho cây trồng để chống lại sâu bệnh.
  • Cân bằng thành phần dinh dưỡng trong đất, đảm bảo sự phát triển của hệ sinh thái vi sinh vật.
  • Tăng độ tơi xốp và phì nhiêu của đất.
  • Hạn chế xói mòn, rửa trôi.
  • An toàn cho cây trồng, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Tìm hiểu thêm về 8 loại phân hữu cơ phổ biến nhất hiện nay

1.6. Tận dụng thiên địch tự nhiên

Thiên địch là các sinh vật có ích, được dùng để diệt trừ côn trùng và sâu bệnh gây hại cho cây trồng, nhằm bảo vệ mùa màng một cách tự nhiên mà không cần dùng tới các loại thuốc bảo vệ thực vật. Đây là một biện pháp sinh học được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp hữu cơ. 

Hệ sinh thái nông nghiệp tự nhiên sẽ hình thành thiên địch cho từng nhóm sinh vật gây hại để ức chế sự phát triển của chúng. Một số loài thiên địch thường được dùng để bảo vệ mùa màng là:

  • Nhện: Hầu hết các loài nhện, dù sống trên cạn hay dưới nước, đều rất giỏi trong việc bắt côn trùng, sâu bọ. Một con nhện trưởng thành có thể tiêu hóa tới 15 con mồi mỗi ngày.
  • Bọ xít: Đây là loài săn mồi, ăn hầu hết các loại côn trùng nhỏ hơn nó như rầy, sâu bướm, sâu bắp cải, bọ trĩ, v.v.
  • Bọ rùa: Cả ấu trùng lẫn con trưởng thành của loài bọ này đều có ích; chúng ăn rầy nâu, rầy cám, trứng rầy, rệp sáp, rệp vừng, bọ trĩ, rệp sò, ruồi trắng, bọ mạt, bọ chét, v.v.
  • Ong ký sinh: Loài này đẻ trứng vào sâu non hoặc trứng của chúng; khi trứng ong phát triển sẽ phá hủy vật chủ. Một con ong ký sinh có thể đẻ vài chục trứng mỗi ngày. Các loài tiêu biểu phải kể đến ong kén nhỏ, ong xanh mắt đỏ, ong đen.
  • Kiến: Kiến có mặt ở khắp mọi nơi trên Trái Đất. Đa phần kiến đều ăn thịt và là thiên địch của các loài sâu bọ
  • Chuồn chuồn: Đây là kẻ săn mồi thiện nghệ trên không, thức ăn của chúng hầu hết là côn trùng và sâu bọ.
  • Muồm muỗm: Đây là một loài săn mồi về đêm, có ngoại hình gần giống châu chấu và cào cào. Thức ăn ưa thích của chúng là sâu đục thân, bọ rầy lá và bọ rầy thân.
  • Bọ ngựa: Một loài săn mồi hàng đầu, chuyên bắt các loại sâu bệnh gây hại cho lúa và một số cây trồng khác.
  • Bọ đuôi kìm: Loài này thường làm tổ dưới gốc cây lúa trên ruộng khô. Chúng chui vào các rãnh bị đục rỗng để bắt sâu đục thân non, đôi khi trèo lên cao để bắt sâu cuốn lá. Một con bọ đuôi kìm có thể tiêu hóa 20-30 con mồi mỗi ngày.
  • Bọ cánh cứng ba khoang: Loài này thường xuất hiện trên ruộng lúa hoặc ruộng hoa màu. Thức ăn của chúng là sâu cuốn lá và các loại sâu non cánh vảy khác.
  • Kiến ba khoang: Loài kiến này thường làm tổ và đẻ trứng dưới đất. Chúng chui vào tổ các loài rầy nâu và sâu cuốn lá để bắt và ăn thịt.

 

bo-ngua-loai-thien-dich

Bọ ngựa là thiên địch của bướm, dế và một số côn trùng khác

 

2. Biện pháp bảo vệ thực vật trực tiếp

2.1. Sử dụng bẫy côn trùng

Bởi vì nông nghiệp hữu cơ nghiêm cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học để chống sâu bệnh nên nhà nông có thể tham khảo một số biện pháp bẫy côn trùng sau đây:

  • Bẫy dẫn dụ: Sử dụng một số chất hormone (như Methyl eugenol) pha trộn với thuốc trừ sâu để thu hút côn trùng và giết chúng. Bởi vì thuốc trừ sâu không tiếp xúc với đất trồng và thực vật nên biện pháp này vẫn được sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ. 
  • Bẫy xua đuổi: Trồng một số loại cây có khả năng xua đuổi côn trùng như cây vạn thọ nhái, hoặc trồng xen canh cà chua - cải bắp để bảo vệ cải bắp khỏi bị sâu tơ đẻ trứng lên.
  • Bẫy canh tác (bẫy nhử): Trồng xen canh các luống rau có chất thu hút côn trùng để dễ dàng tiêu diệt trọn ổ sâu bệnh và bảo vệ cây trồng chính. Ví dụ: Trồng xen cà chua trên ruộng khoai tây để thu hút và tiêu hủy côn trùng gây hại chính trên những luống cà chua.
  • Bẫy đèn: Một số loài côn trùng có tập tính ưa ánh sáng. Vì vậy, nhà nông có thể sử dụng bẫy đèn vào ban đêm để thu hút côn trùng và tiêu diệt chúng. Không chỉ vậy, biện pháp này còn giúp kiểm tra và dự đoán khi côn trùng gây hại xuất hiện.

 

Bẫy côn trùng biện pháp bảo vệ thực vật

Một loại bẫy côn trùng có xuất xứ từ Israel

 

2.2. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học

Thuốc bảo vệ thực vật sinh học là những chế phẩm có nguồn gốc tự nhiên, được tạo ra từ các loại thảo dược hoặc chủng vi sinh vật lành mạnh (vi khuẩn, nấm, virus). Đây là loại thuốc bảo vệ thực vật có hiệu quả cao, tiêu diệt được các loại sâu bệnh gây hại cho cây trồng mà không ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người. Vì thế, chúng thường được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ.

Thuốc bảo vệ thực vật sinh học được chia làm 5 loại chính:

  • Có nguồn gốc từ thảo mộc: Trên thị trường có rất nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất là các thuốc được điều chế từ cây neem, hay còn gọi là cây xoan chịu hạn, chẳng hạn như Vineem 1500EC. Loại thuốc này có khả năng xua đuổi, phòng chống các loại côn trùng và sâu bệnh gây hại. Đặc biệt, dịch hại không hình thành tính kháng thuốc, không tác động tới thiên địch và không tồn đọng dư lượng trên thực vật.
  • Có nguồn gốc từ vi khuẩn: Một trong các loại thuốc có nguồn gốc vi sinh vật phổ biến nhất là BT (Bacciluss Thuringiensis Var.). Khi ăn phải loại thuốc này, sâu và côn trùng sẽ ngừng ăn rồi chết sau 1-3 ngày. 
  • Có nguồn gốc từ nấm: Đây là loại thuốc có thành phần chứa Emamectin Benzoate và Abamectin, diệt sâu nhanh chóng, phân hủy nhanh, ít gây hại cho con người và môi trường.
  • Có nguồn gốc từ virus: Đây là một loại thuốc rất đặc thù, chuyên trị một vài loại sâu nhất định. Nổi bật nhất là thuốc chiết xuất từ NPV, một loại virus chỉ gây hại cho sâu xanh da láng. 
  • Có nguồn gốc từ pheromone và hormone: Đây là loại thuốc bảo vệ thực vật chuyên dẫn dụ côn trùng/ sâu bệnh theo giới tính, có hiệu quả rất đặc thù. Loại thuốc này tương đối an toàn với môi trường, hệ sinh vật có ích và sức khỏe con người.

Bài viết khác

Sản phẩm cùng loại
Về đầu trang
Gọi điện SMS Chỉ đường